Nhật bản và Việt Nam đều là quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời với nền ẩm thực đặc sắc. Nhưng, sự khác biệt trong văn hóa và lối sống tạo nên sự khác biệt về ẩm thực thú vị giữa 2 Quốc gia. Các bạn đi Du học Nhật Bản cùng khám phá những điều thú vị về ẩm thực 2 nước khác nhau thế nào ?
1. Hương vị trong các món ăn giữa ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam
Việt Nam:
Nếu như ở Việt Nam, các nguyên liệu được sử dụng cho món ăn thường mang tính đại trà và khá giống nhau ở mọi thời điểm.
Nhật Bản:
Trong khi đó, các món ăn của Nhật sử dụng nguyên liệu theo mùa giúp tạo hương vị đại diện của từng giai đoạn cho thực khách. Ngoài ra, các đầu bếp Nhật rất chú trọng đến thẩm mỹ, mỗi món ăn là 1 tác phẩm nghệ thuật.
Ví dụ:
- Bạn ăn mì tạo thành tiếng là phép lịch sự, nhưng lại không được phép gây tiếng động khi dùng súp với cơm;
- Không được đặt đũa trên bát, thay vì vậy hãy sử dụng miếng kê đũa bên cạnh
- Những món ăn thanh đạm hạn chế sử dụng tỏi, hạt tiêu và dầu mỡ
- Những món chiên như tempura, lớp bột yêu cầu phải thật mỏng nhằm giảm tối đa việc hút dầu.
Với Nhật, để đảm bảo hương vị, các món ăn thường được dùng kèm với các loại nước tương không dậy mùi, wasabi, dưa chua, gừng thái lát hoặc sốt chua vị cam quýt..
2. Lựa chọn đĩa đựng thức ăn giữa ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam
Việt Nam:
Ở Việt Nam thì việc lựa chọn đĩa đựng thức ăn không quan trọng, chỉ cần sao cho phù hợp là được.
Nhật Bản:
Với đầu bếp Nhật, việc chọn đĩa đựng thức ăn lại rất được coi trọng. Thậm chí, những chiếc bát trong nhà hàng ở Kyoto còn có tuổi đời lên tới 200 năm. Ngoài ra, họa tiết trên bát cũng hết sức được chú trọng, chúng cần phải tượng trưng cho mùa.
3. Các bữa ăn chay tại Nhật giữa ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam
Việt Nam:
Các món ăn chay được chế biến khá đơn giản và dễ làm nhưng tuyệt đối không được dùng thịt động vật hay chế phẩm từ thịt động vật.
Nhật Bản:
Các món ăn chay tại Nhật thường có rất nhiều loại rau, nhưng lại khó để tìm ra một bữa ăn chay toàn bộ. Đó là do truyền thống sử dụng nước dùng từ cá và rắc thêm vụn cá ngừ khô để tăng hương vị.
4. Quy tắc và nghi thức khi ăn uống giữa ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam
Việt Nam:
Với người Việt Khi ăn có một số quy tắc cần chú ý và nên thực hiện như: Ăn trông nồi ngồi trông hướng, khi ăn không nên vừa ăn vừa uống hay vừa ăn vừa nói chuyện như vậy sẽ tạo cảm giác không thoải mái cho người ăn cùng.
Nhật Bản:
Đối với ẩm thực Nhật có rất nhiều quy tắc và nghi thức, ví dụ như bạn chỉ lịch sự khi ăn mì tạo thành tiếng, nhưng lại không được phép gây tiếng động khi dùng súp với cơm; hay không được đặt đũa trên bát, thay vì thế hãy sử dụng miếng kê đũa bên cạnh.